Sunday 22 January 2017

Những vần thơ ca ngợi quỷ và sự tự thú của nhà thơ

BBT: Độc giả yêu cầu đăng bài dưới đây. Tuy rằng Ba Cây Trúc luôn chủ trương duy trì đoàn kết trong hàng ngủ chống Cọng, nhưng cũng hoan nghênh nhũng bài viết có tính xây dựng giúp hàn gắn những rạn nứt tạo ra bởi những “lỗi lầm nhất thời” do sự thiếu thận trọng trong khi thi hành nhiệm vụ . Hy vọng cơn đau chóng qua và vết thương được phục hồi để cùng nhau tiếp tục chiến đấu chống bọn tham tàn Việt Cọng.

Những vần thơ ca ngợi quỷ và sự tự thú của nhà thơ
Ngọc Hùng
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười
(Thơ Tố Hữu)
Ai đọc những vần thơ trên đều chê cười và khinh dể cách sáng tác nô dịch của một nhà thơ văn Việt Cọng. Những vần thơ đó đã lưu truyền lâu đời trong nhân dân Việt Nam không thể nào xóa khỏi trí nhớ của họ vì… đó là thơ, có giá trị bất hủ dù cho thời gian trôi đi và dù cho chế độ này thay đổi chế độ kia. Tố Hữu đã làm ra những vần thơ đó với bộ mặt trơ tráo tự hào chứ chưa bao giờ cảm thấy hổ thẹn về sự nô lệ của tâm hồn mình và chắc rằng ông ta chưa có cơ hội để viết ra một lời tự thú nào kiểu “Tôi là thằng hèn” như nhạc sĩ Việt Cọng Tô Hải.
Khi một người đã tự thú và đã không tái phạm những lỗi lầm của mình thì sẽ được tha thứ. Không những vậy, kẻ đó có thể thành Phật như Phật Thích Ca đã từng nói rằng : “Bỏ đồ đao xuống, lập địa thành Phật” . Tên cướp Agulima đã giết 999 người, y phải giết thêm cho đủ 1000 người thì mới thỏa chí cho nên y đi tìm mẹ của mình để giết, nhưng trên đường đi lại gặp Phật Thích Ca cho nên y xông lại toan giết Ngài, nhưng sự đức độ của Ngài đã khiến cho y ngừng tay và sám hối, sau đó dưới sự dạy dổ của Ngài, y đã tu thành Phật.
Cái quan trọng ở đây là cần phải “tu thân” mới thành Phật chứ không phải cứ phách lối khoe khoang lại những thành tích của thời đạo tặc.
Chắc rằng thằng cướp Agulima đã không khoe khoang với người đời những vần thơ (nếu nó là nhà thơ) mà nó đã sáng tác để ca ngợi quỷ dữ sát nhân. Đã gọi là sám hối thì hãy quên đi những thành tích quá khứ của mình chứ sao lại mang ra khoe khoang với người đời ?
Cho rằng mục đích của sự tự thú là nêu gương cho người đời thấy rõ được sự phục thiện của kẻ tự thú để họ biết rằng nó đang đau buồn và không còn muốn trở lại với quá khứ . Nhưng nếu nó vẫn nhớ và muốn khoe lại những sáng tác xưa cũ của nó trong lời tự thú thì e rằng chẳng ai tin nó đang đau buồn cho những sáng tác đó mà trái lại họ sẽ nghĩ rằng nó đang hãnh diện và thỏa mãn vì chúng.
Có thể có kẻ cho rằng khoe khoang chuyện quá khứ cũng là hành vi lập công để sám hối chuộc tội. Vậy thử hỏi, khi khoe khoang “những vần thơ ca ngợi quỷ dữ” thì hành động khoe khoang này sẽ là một công lao giúp người đời chán ghét quỷ dữ hay sao ? hay ngược lại là để mời gọi mọi người thưởng thức lại những vần thơ tâm huyết đó và hướng lòng về quỷ dữ ?? Mà khi đã mời gọi người ta thưởng thức những cái xấu mà mình cho là “hay” đó thì rõ ràng mình đã không hề ân hận về những cái xấu đó !! Vậy thì đâu phải là sám hối !!!
Văn chương thường có giá trị đặc thù của nó, những vần thơ ca ngợi luôn có giá trị bền bỉ bất kể hoàn cảnh nào. Vì thế việc khoe khoang những vần thơ ca ngợi quỷ dữ luôn có ảnh hưởng tích cực của nó chứ không thể ngược lại được, không thể biện luận rằng : khi tôi đọc những vần thơ đó trong quá khứ thì chúng sẽ làm cho người đời ca ngợi, còn khi tôi đọc ở thời điểm hiện tại thì chúng sẽ khiến cho người đời chán ghét. Đây chỉ là ngụy biện !!
Việc lưu giữ những thành tích không hay tốt trong quá khứ chỉ nên dành cho riêng mình để tự mình đánh giá tùy thích cho từng giai đoạn của cuộc sống, chứ không thể mang ra phổ biến trên mạng Internet để cho cả thế gìới hay biết vì đối với độc giả những thành tích đó luôn là thực tế, nếu xưa kia chúng tạo đau thương thì bây giờ chúng cũng sẽ tạo đau thương, nếu lúc xưa chúng ca ngợi thì giờ này chúng cũng sẽ là ca ngợi.
Tuy Tố Hữu đã chết, tuy rằng y có thể đã xấu hổ vì những vần thơ ngu muội của y, nhưng khi người ta đọc lại những vần thơ của y thì mọi người đều thấy sự xấu xa trong con người của nhà thơ Việt Cọng này đã bán linh hồn cho quỷ:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin … bất diệt.” (thơ Tố Hữu)
Con người thường mang thói thích so sánh để nâng mình lên hay hạ kẻ khác xuống. Bọn Việt Cọng thường đem những tội ác chiến tranh của Mỹ và của VNCH ra rêu rao để người đời không còn chú ý đến những tội ác của chúng đã tạo ra cho nhân dân Việt Nam. Chúng ta thường chưởi VC vì tính quỷ quyệt của chúng luôn đánh lạc hướng mọi sự chỉ trích lên chúng. Nhưng xét ra người quốc gia cũng đang dùng một phương pháp hèn hạ đó, dù tội lỗi của mình rành rành, nhưng khi bị ai chỉ trích thì cũng không dám nhận lỗi mà lại lái sự chú ý qua những kẽ xấu hơn mình để đánh lạc hướng dư luận. Đó là một thói quen “rất người” nhưng cũng khá hèn hạ.
Báo “Người Việt” đã từng chèn vào những vần thơ ca ngợi các lãnh đạo Việt Cọng trong một bài thơ chúc Tết. Họ đã biết xin lỗi, nhưng độc giả vẫn chưa tha tội vì báo này vẫn thường lập lại những lỗi lầm tương tự. Vậy thì nhà thơ “quốc gia” đã sáng tác và cho phổ biến những vần thơ ca ngợi Hồ Chí Minh trên mạng Internet có cần xin lỗi độc giả hay không, hay là vẫn tự cao cho rằng mình có uy thế cao hơn báo Người Việt nên chẳng cần phải xin lỗi ai rồi quay qua so sánh mình với lũ quỷ ma khác để cho người đời không còn nhìn thấy lỗi lầm của mình ? Nhà thơ này có cảm thấy mình có bổn phận phải xóa bỏ những vần thơ của mình đã cho phổ biến trên mạng Internet để ảnh hưởng của chúng đừng lan rộng thêm nữa hay không ? hay là vẫn duy trì bài viết đó để ra oai với thiên hạ rằng "ta thiệt vàng sợ chi lửa" ?
Người chính trực phải có cách cư xữ chánh đáng của lòng chính trực, tức có lỗi thì phải thừa nhận lỗi lầm và phải xin lỗi. Nếu không làm được việc này thì đừng ra mặt làm thầy đạo đức cho đời.
Quả thật tính tự ái và tự cao của con người quá ghê gớm, chúng có thể biến một người trung trực thành một người ngụy quân tử.
Tôi chỉ yêu thích người quân tử, và yêu thích những người thành tâm sám hối chứ khó thương được những kẻ ngụy quân tử. Và tôi cũng không hiểu nổi tại sao những vần thơ ca ngợi quỷ lại được lập lại và phổ biến rộng rãi mà mục đích chỉ là để khoe tài làm thơ mà chẳng thèm chú ý đến sự tác hại của nội dung.

Ngọc Hùng


No comments:

Post a Comment