Friday 20 January 2017

Tìm sự sống và tìm tự do

Tìm sự sống và tìm tự do
Phải chăng sống không phải là một quyền tự do ?



Chuyện đã qua khá lâu nhưng vẫn mãi còn giá trị vì vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Chuyện là có vài đại văn sĩ nổi tiếng cho rằng những kẻ bỏ nước ra đi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 không phải là đi tìm tự do mà vì sợ chết, bởi lẽ họ cho rằng những người đó "đếch biết sự mất tự do là gì" để phải đi tìm. Nếu không giải thích cho lập luận nêu trên thì chắc những người phóng ra tư tưởng đó vẫn mãi mang định kiến như vậy và họ sẽ di truyền cho con cháu cái tư tưởng sai lầm đó.
Ai cũng nói đến tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú vv.. nhưng ít người lưu ý đến cái tự do duy trì mạng sống của mình, phải chăng họ nghĩ rằng sống không phải là một quyền tự do của con người hay sao ?
Vậy cái mà người ta gọi là tự do vốn thật là cái gì để những nhà văn nổi tiếng đó phải khẳng định rằng "cần phải kinh nghiệm mất tự do thì mới biết được tự do" ? Thiết nghĩ với cái nảo bộ nhỏ xíu của con ong thì nó cũng tự động biết đuợc sự mất tự do của nó khi gặp nước hay gặp lửa cho nên vẫn cố tránh nước và lửa theo bản năng trời phú như thế nào rồi. Con gián theo bản năng, nó sẽ đứng bất động khi đột nhiên bị con gà phát giác, vì trời sinh bọn chim chóc hễ thấy vật nhỏ di động thì biết ngay đó là thức ăn để mổ nuốt vào bụng, và khi thấy một con vật nhỏ bất động trước măt thì thoạt tiên con gà không mổ ngay mà còn phải nghiêng đầu qua lại nhiều lần để "nhận diện" kỷ càng rồi mới dám mổ, và sự châm trể này tạo cơ hội cho con gián tẩu thoát. Con gián không cần học hỏi mà cũng biết phản ứng trước nguy hiểm, ấy thế mà con người có não bộ to đùng lại không có phản ứng đó mà "cần phải kinh qua thì mới biết được tự do là gì", thật là chuyện không tưởng !!
Theo lập luận của các nhà "tư tưởng" đó thì chỉ bao giờ mất đi một cái gì của mình thì mình mới biết già trị của cái đã bị mất đó, chẳng hạn mất đi tự do ngôn luận thì mới biết cái quyền ăn nói của mình là quý giá và quan trọng, vậy thì … khi mất đi mạng sống của mình thì MÌNH mới ý thức và biết được sự sống của mình quan trọng đến đâu chăng ?? Nếu quan niệm được như vây thì tôi khuyên mấy nhà đại văn hào, đại tư tưởng đó cứ thử nghiệm để cho người ta cướp đi mạng sống của họ để gặt hái kinh nghiệm và trở nên người hiểu biết để huênh hoang với thiên hạ rằng mình đã TỪNG TRẢI thế nào là tự do của sự sống !!! Có dám huênh hoang không đây ??
Sự quý giá của mạng sống, cái quyền tự do đưọc sống thì không cần phải kinh nghiệm mới biết… mà nó đã năm sẵn trong bản năng con người, không phải chỉ bào giờ bị giết thì mới biết rằng quyền tự do được sống là quan trọng !!
Theo từ điển thì tự do được hiểu như sau:
In the philosophy of politics, the idea of freedom comes up often…. Freedom starts with a principle of self-control, also known as self-ownership. In a free society, each and every person has legal control (or "ownership") of their own body and mind. (trích từ Online Philosophy Club) tạm dịch là : Trong triết lý và chính trị, tư tưởng về tự do thường được nói đến. Tự do khởi đầu bằng nguyên tắc hữu quyền xử dụng bản thân mình (self-control), cũng được hiểu là quyền sở hữu bản thân (self-ownership). Trong một xã hội tự do, mọi người và mỗi người đều có quyền hợp pháp được xử dụng (sở hữu) thân xác và tư tưởng của mình.
Khi cái quyền đó của con người bị tước đoạt và mất đi thì người ta gọi đó là mất tự do, vì họ không còn kiểm soát được thể xác và tư tưởng theo ý muốn của họ.
Sự sống là bản chất cốt lỏi của thể xác con người, chỉ có người đó mới có quyền điều hành và sở hữu sự sống của mình. SỐNG LÀ QUYỀN TỰ DO CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI. Họ có thể tự tử vì đó là quyền tự do của họ, nhưng nếu họ bị người khác cướp cái quyền đó để giết sự sống của họ thì họ đã mất đi quyền tự do sống của mình.
Một cách ngắn gọn: sợ chết là sợ mất tự do sống của mình.
Vì thế những kẻ nói rằng "ai trốn thoát địch thù vì sợ chết hẳn người đó chỉ đi tìm sự sống chứ không phải là đi tìm tự do" thì những kẻ này hẳn đã thiếu trí tuệ căn bản của con người, có lẽ lâu nay họ tự xem sự sống của họ vốn thuộc người khác cho nên họ không xem việc bị người khác giết là mất tự do của mình.
Cần phải cẩn thận khi muốn phổ quát hóa một quan niệm vì sự phổ quát này có thể mang theo nhiều nghịch lý. Hãy phân định giới hạn của quan niệm thì mới đi đến kết luận rõ ràng hơn, chẳng hạn chỉ nên nói : Ai chưa bị tù thì chưa thưởng thức được sự mất tự do của đi lại, của ăn uống, nói năng, vệ sinh cá nhân, bảo vệ sức khỏe ở trong tù vv… chứ không thể phổ quát chung là "chưa mất tự do thì chưa biết tự do là gì". Con người khác con vật ở chỗ là họ có trí tưởng tượng để hình dung ra được những caí gì họ chưa từng trải qua, họ có thể hiểu dễ dàng sự mất tự do là gì và sự đau đớn của tra tấn ra sao dù họ chưa từng mất tự do một ngày nào hoặc bị tra tấn một lần nào.
Có một bà mẹ bi bệnh ung thư than thở với con gái lớn đã từng sinh đẻ rằng : "Bị ung thư nội tạng đau đớn giống như đau đẻ vậy" và đứa con liền hiểu ngay mẹ mình đang bị cơn bệnh hành hạ ra sao.



Nhà đại tư tưởng : "Đi tìm sự sống không phải là đi tìm tự do"
Thật thê thảm thay những người thiển cận mà lại dám huyênh hoang phổ biến cái thiển cận của mình cho thế giới chiêm ngưởng.

JB Trường Sơn

No comments:

Post a Comment