Wednesday, 11 January 2017

Có cùng một lợi điểm chung thì cùng nhau hợp tác.

Có cùng một lợi điểm chung thì cùng nhau hợp tác.
JB Trường Sơn


Việt Cọng khi thấy ngày 30 tháng 4 được Canada gọi là “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” qua đạo luật S-219 thì tức tối xung thiên, gởi công hàm ngoại giao đến chính phủ Canada để phản đối. Tại sao chúng lại phản đối ? Xin thưa là vì chúng đã tự xem mình có bản quyền cho tên gọi của ngày 30 tháng 4 là “Ngày Giải Phóng”, ngày chiến thắng. Vì tưởng rằng bản quyền của chúng được thế giới công nhận nên đã rộng miệng phản đối Canada.
“Ngày Giải Phóng” đích thực đáng ra chỉ là cách gọi của một số tù nhân VC bị giam trong lao của VNCH đã được thoát ngục trong ngày 30 tháng 4 thôi. Vì ý nghĩa giới hạn nhỏ bé của nó như vậy cho nên bọn chúng cần phải phóng đại cho lớn để tuyên truyền với thế giới rằng cả miền nam đều là tù nhân của chính quyền VNCH cho nên cần phải “giải phóng” cho phù hợp với cái tên “Mặt trận giải phóng Miền Nam” là một tổ chức bù nhìn của chúng mà toàn dân Miền Nam VN ghét cay ghét đắng vì những phá hoại giết người pháo kích lên dân lành của bọn này.
Ở hải ngoại cũng xảy ra một tình trạng tương tự, một số người khi thấy Canada gọi ngày 30 tháng 4 là “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” cũng nổi giận xung thiên vì họ cho rằng ngày 30 tháng 4 đã được họ đăng ký với quốc tế rằng đó là “Ngày Quốc Hận” cho nên hễ ai dám gọi ngày đó bằng một tên khác thì đã vi phạm bản quyền của họ, vì thế họ phản đối và đòi Canada phải đổi tên hoặc đổi ngày cho đạo luật S-219. Nhưng nếu họ biết rằng cái tên “Ngày Quốc Hận” chỉ có giới hạn nhỏ bé dành riêng cho một sắc dân tỵ nạn thì chắc họ không huyênh hoang hùng hổ đòi hỏi mọi quốc gia phải chấp nhận cách gọi có môn bài tưởng tưọng của họ. Kiểu hành động của họ giống y chang kiểu của bọn VC là muốn đồng hóa cả thế giới theo khuôn khổ mà họ đặt ra
Tụi Việt Cọng chắc cảm thấy vui mừng vì chúng đang có đồng minh thi hành cùng một kế hoạch, nếu đồng minh này thắng được “vụ kiện”, hủy bỏ được đạo luật S-219 thì chúng sẽ được hưởng lợi lớn, uy tín của chúng sẽ không còn bị xúc phạm bởi cụm từ “Ngày Hành Trình Tìm Tự Do” của Canada dành cho ngày 30 tháng 4.
“Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, bọn VC tự nghĩ, tại sao lại không âm thầm hợp tác với bọn người ở hải ngoại để “nhất tiễn sát song điêu” ? Chắc rằng, thế nào chúng cũng gởi tay sai đến tìm cách móc nối với bọn người đó mong toan tính âm mưu thực hiện một kế hoạch chung để lật đổ đạo luật S-219.
Không biết số người phản đối đạo luật S-219 ở hải ngoại có nhạy cảm để biết rằng VC đang sung sướng hoan hô nổ lực của họ hiện nay hay không ? Nếu họ chẳng hề hay biết thì họ đúng là hạng người vô cùng thiếu trí tuệ. Ngược lại, nếu họ đã ý thức được điều này mà vẫn cứ làm thì họ đã tự biến mình thành công cụ hợp tác đắc lực với VC. Đa số người Việt ở hải ngoại chắc không ai tin bọn người chống đối đó là hợp tác viên của VC, nhưng chắc chắn VC thì sẽ xem họ là hợp tác viên và chúng sẽ sẵn sàng yểm trợ, giúp đỡ bằng mọi phương tiện. Giống như xưa kia, khi Mỹ hạ sát ông Diệm thì dù không có sự bắt tay hợp tác trước, nhưng Hồ Chí Minh đã hưởng lợi lớn và quá sức mừng rỡ vì thành quả ám sát TT Ngô Đình Diệm của Mỹ, nhưng y cũng không quên chê bai với phóng viên Wilfrid Burchett rằng : " Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế ".
Và nay tin chắc rằng tụi VC cũng bắt chước HCM để quá sức mừng rở về nổ lực chống đạo luật S-219 của một số người ở hải ngoại, nhưng cũng không quên chê rằng : Không ngờ tụi người Việt hải ngoại chống đạo luật S-219 ngu đến thế !
Hiện nay đã có một chiến dịch gửi thỉnh nguyện thư lên chính phủ Canada đòi hủy bỏ hoặc tu chính đạo luật S-219, chiến dịch này do 3 người chủ trương, đó là cựu đại tá Thomas Trần Dzoản Thường ở Mỹ, Bác Sĩ Trần văn Tích ở Đức và … một vị khác ở Úc. Thiết nghĩ ước tính con số ký vào thỉnh nguyện thư này hiện nay đã lên quá 3 triệu người trong đó gồm có 3 triệu đảng viên của Đảng CSVN cọng thêm dăm ba người khác ở hải ngoại.
Bớ lũ Việt Cọng, tụi bây hãy vui lên nhé vì đã có một số đồng chí của các ngươi ở hải ngoại đang vui vẻ hợp tác cùng tụi bây !
Và hỡi các "đồng chí của VC" ở hải ngoại, các ngươi hãy cố la cho lớn, giống như con gấu già trong hình dưới đây đang chưởi con diều hâu Canada đã cướp đi con cá tháng tư của nó... chỉ vì nó tưởng rằng con cá đó đã được trời ban riêng cho nó để tự bồi dưỡng tuổi già của mình, nó không hề biết rằng con cá là của trời cho chung dành cho hết mọi loài.


Ê hê, buồn cười là có người cho rằng bức hình trên là có mục đích "lăng mạ" Dr Tích ở Đức. Coi bộ ý nghĩa của chữ "lăng mạ" dùng trong trường hợp này khó tìm ra trong tự điển quốc tế. Chữ lăng mạ dịch ra tiếng Anh là revile, mà revile được giải nghĩa là "criticize in an abusive or angrily insulting manner" (chỉ trích theo lối xâm phạm và chưởi bới giận dử) và tự điển Việt Nam cũng giải thích rõ rằng : “Lăng mạ là chửi mắng hoặc nói năng hỗn láo nhằm xúc phạm”. Nhưng mọi người đã thấy được gì ? Họ thấy con nít xem hình này thì chúng vui cười vì thấy ngộ nghĩnh, còn người lớn xem thì cho đây là cú thọc lét (cù lét) khiến người bị thọc lét nhột nhạc phải cười lên và bị quê thôi chứ làm gì có chưởi bới giận dữ đâu ?? Thì ra cách dùng chữ cũng có tính chụp mũ khéo léo của nó, cũng giống như khi gặp người bạn thì mình lại buộc miệng nói : Ước mong anh thơm tho như hồi trước. Đó là cách nói gián tiếp rằng người bạn mình đang hôi thối lắm !! Nhưng không sao, diễn viên hài dù có chảy mồ hôi cũng lấy làm thỏa mãn khi thấy khán giả thưởng thức trong vui cười.
Nhân tiện hôm nay tôi vừa nhận được email của chị Hoàng Lan Chi do người bạn chuyển đến. Xin hoan nghênh chị .
Điều trước tiên tôi muốn nói là tôi kính trọng chị vì chị nói điều gì cũng rành mạch, có lý luận và dữ kiện chứ không theo thói hư của những nhà văn khác, đó là điều hiếm quý trong giới truyền thông hiện nay.
Nhưng có một điều là chị không hoan nghênh sự tranh luận, có thể vì chị có nhiều lý do cho nên mới làm vậy. Tôi còn nhớ thời còn làm việc tại VN trước năm 1975, tôi đại diện cơ quan đến gặp một cố vần Mỹ, sau khi chào hỏi tôi đã nói một câu mà sau đó tôi ân hận vì không kiểm soát được ý nghĩa của câu mình nói ra, câu nói đó là: “Sir, I have only one word to say that…” Và sau câu nói đó, người cố vấn Mỹ chìa tay ra bắt và “say good bye”. Tôi ngỡ ngàng và chợt hiểu chính mình đã chấm dứt cuộc đối thoại bằng cách giới hạn câu chuyện bằng “only one word”. Ở đây cũng vậy, chị đã khẳng định chỉ nói một lần vì thế không còn gì để trao đổi nữa.
Xin cám ơn chị đã có phản biện với bài viết của tôi, dù trúng hay sai thì đó cũng là một trao đổi ngay thẳng, và điều đáng quý là chị đã nói với đầy đủ dữ kiện và lý luận, khác xa với những ngưòi khác là họ chỉ nói lên cảm nghĩ của họ mà không lý luận gì.

JB Trường Sơn

No comments:

Post a Comment